Thứ Ba, 19 Tháng Một, 2021
No Result
View All Result
Đầu Tư Thương Hiệu
  • Kinh doanh-thị trường
  • Doanh Nghiệp
  • Nhà đất
  • Người tiêu dùng
  • Giáo Dục
  • Văn hóa-Giải trí
  • Sức khỏe làm đẹp
  • Du Lịch
  • Xe và công nghệ
  • Kinh doanh-thị trường
  • Doanh Nghiệp
  • Nhà đất
  • Người tiêu dùng
  • Giáo Dục
  • Văn hóa-Giải trí
  • Sức khỏe làm đẹp
  • Du Lịch
  • Xe và công nghệ
No Result
View All Result
Đầu Tư Thương Hiệu
No Result
View All Result

Trang chủ » Đánh giá lại GDP: Kết quả và một số vấn đề đặt ra

Đánh giá lại GDP: Kết quả và một số vấn đề đặt ra

bởi daututhuonghieu
02/12/2020
trong Người tiêu dùng
0 0
0
Đánh giá lại GDP: Kết quả và một số vấn đề đặt ra

Đánh giá lại GDP là cần thiết, nhưng cần cung cấp thêm các chứng cớ xác thực, cần điều chỉnh số liệu lịch sử về quy mô GDP cùng các chỉ tiêu có liên quan. Các cơ quan có trách nhiệm cần rà soát lại những khoản còn sót để có giải pháp xử lý. Kế hoạch 2021-2025, Chiến lược 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 cần tính theo việc đánh giá lại này.

Cách đây vài năm, Tổng cục Thống kê đã công bố GDP đánh giá lại thời kỳ 2010-2017, từ 2018, 2019 chưa được công bố chính thức. Nhưng từ Niên giám thống kê 2019 (phần ghi chú ở biểu 78 – trang 208) và Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII đưa ra ước tính GDP đánh giá lại (7,99 triệu tỷ đồng – tương đương 340 tỷ USD), có thể nhận diện kết quả và một số vấn đề đặt ra như sau.

NHỮNG NHẬN XÉT TỪ SỐ LIỆU THỐNG KÊ

Thứ nhất, quy mô của nền kinh tế Việt Nam đã cao hơn trước khi GDP đánh giá lại. Các chỉ tiêu tổng GDP tính bằng VND, USD; GDP bình quân đầu người tính bằng VND, USD; tổng GNI, tỷ lệ GNI/GDP, GNI bình quân đầu người tính bằng USD… cao lên, thể hiện Việt Nam không là một nền kinh tế nhỏ. Việt Nam sẽ có sức hấp dẫn hơn đối với thế giới về đầu tư trực tiếp, về thương mại, về lượng khách đến Việt Nam… 

Theo đó, khát vọng của Việt Nam đến năm 2025 (với mục tiêu có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp); đến năm 2030 (kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao); đến năm 2045 (kỷ niệm 100 năm thành lập Nước, trở thành nước phát triển, thu nhập cao) mà Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII đề ra có thêm tính khả thi….

Thứ hai, các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư (ICOR), mức năng suất lao động – các yếu tố liên quan đến chất lượng tăng trưởng – sau khi đánh giá lại cũng cao hơn trước khi đánh giá lại. Đây chính là tiềm năng để tăng trưởng kinh tế tính theo giá so sánh đạt cao hơn khi chưa đánh giá lại (2015 tăng 6,99% so với 6,68%, 2016 tăng 6,69% so với 6,21%, 2017 tăng 6,94% so với 6,69%…).

Thứ ba, nhiều chỉ tiêu có liên quan (nhất là chỉ tiêu số 8- tỷ lệ so với GDP) tính theo GDP đánh giá lại đều thấp xuống so với trước khi đánh giá lại. Điều này phản ánh dư địa (tiềm năng) của các chỉ tiêu này vẫn còn không nhỏ mà thời gian tới cần có các giải pháp khai thác tốt hơn.

Thứ tư, việc đánh giá lại GDP và các chỉ tiêu có liên quan, nhất là năm gốc so sánh 2020 được dùng làm cơ sở cho việc xây dựng các chỉ tiêu trong kế hoạch 5 năm (2021-2025), Chiến lược 10 năm (2021-2030) và tầm nhìn đến năm 2045.

Thứ năm, việc đánh giá lại GDP và các chỉ tiêu có liên quan của Việt Nam sẽ làm cơ sở để so sánh các chỉ tiêu của Việt Nam với các nước trong khu vực Đông Nam Á, châu Á và thế giới, phục vụ cho việc so sánh, đánh giá ở trong nước và quốc tế.

ĐỘ TIN CẬY CỦA GIÁ TRỊ GDP

Vấn đề đầu tiên là độ tin cậy của GDP và các chỉ tiêu có liên quan trước khi đánh giá và sau đánh giá lại. Trước khi đánh giá lại đã bỏ sót khá lớn thể hiện ở chênh lệch về GDP sau khi đánh giá lại so với trước khi đánh giá lại qua các năm (2010 là 27%, 2011 là 27,33%, 2012 là 25,53%, 2013 là 24,9%, 2014 là 25,38%, 2015 là 23,83%, 2016 là 25,11%, 2017 là 25,72%, 2018 là 25,2%, 2019 là 26,79%, khả năng năm 2020 là 24,2%). 

Chênh lệch (sai số) trong thống kê là khó tránh khỏi, khi trong điều tra chọn mẫu phải suy rộng từ mẫu điều tra còn nhỏ ra toàn bộ nền kinh tế (theo lý thuyết toán học là ±5%); cộng với sai số do các yếu tố khác, như đối tượng điều tra cung cấp không đúng, một số ngành, lĩnh vực nhạy cảm mà nhiều nước và Việt Nam lâu nay không thống kê hoặc không thống kê được (nhất là kinh tế ngầm, tệ nạn xã hội…) nhưng mức độ sót lên đến trên dưới 1/4 tổng quy mô thì quá lớn.

Luật Thống kê đã được Quốc hội ban hành từ cách đây trên 15 năm và sửa đổi cách đây trên 5 năm cần được ngành Thống kê và các ngành, các cấp nghiêm chỉnh chấp hành để giảm thiểu chênh lệch (sai số). Không thể coi thường số liệu thống kê, khi số liệu thống kê không chỉ phục vụ cho việc đánh giá, lập kế hoạch, xây dựng quy hoạch, đề ra chính sách… mà còn phục vụ sự giám sát của Quốc hội, của các tổ chức chính trị, xã hội…

Vấn đề thứ hai, đây chỉ là sự đánh giá lại các hoạt động thực tế đã diễn ra, quy mô kinh tế tăng lên chỉ là về mặt tính toán, chứ không phải là sự tăng thực tế, là thành tích, khi so sánh với các thời kỳ trước khi đánh giá lại, hay khi so sánh với khu vực, với châu Á và thế giới.

Vấn đề thứ ba, khi đánh giá lại, thì nhiều chỉ tiêu so với GDP đánh giá lại sẽ thấp xuống, nhất là các chỉ tiêu về thu/chi ngân sách, bội chi ngân sách, nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài, dư nợ tín dụng.

Thu ngân sách/GDP trước khi đánh giá lại từ năm 2011 trở về trước thuộc loại cao (như năm 2010 lên đến 27,8%); với chủ trương “khoan thư sức dân”, tỷ lệ này đã giảm xuống trong 4-5 năm sau. Nhưng từ năm 2016, tỷ lệ trên đã vượt qua mức 25%- thuộc loại cao so với chủ trương “khoan thư sức dân”. 

Tuy nhiên, thu ngân sách/GDP theo GDP đánh giá lại chỉ còn trên dưới 20% – lại thuộc loại thấp. Thời gian tới cần rà soát để mở rộng cơ sở thuế (đối với những đơn vị bỏ sót), rà soát doanh thu, thu nhập để tính đúng, tính đủ số thu cho ngân sách. Mặt khác, có thể nghiên cứu để giảm tỷ suất thuế tính trên doanh thu, tỷ suất thuế tính trên thu nhập, hạn chế tình trạng chồng thuế để “khoan thư sức dân”, “nuôi dưỡng nguồn thu”.

Tỷ lệ chi ngân sách/GDP trước khi đánh giá lại và sau khi đánh giá lại GDP nói chung còn cao, chủ yếu do 3 nguyên nhân: chi thường xuyên còn chiếm tỷ trọng cao; chi đầu tư phát triển còn lãng phí, thất thoát và nhà nước còn ôm đồm; chi trả nợ lãi và vốn gốc chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu, tổng chi ngân sách (chi thường xuyên chiếm tỷ trọng cao, chủ yếu do tổ chức, bộ máy còn cồng kềnh, nhiều tầng, nấc, số lượng người hưởng lương ngân sách quá nhiều (trong khi mức lương thấp). Chi đầu tư phát triển bị phân tán, dàn trải, bị co kéo; giải phóng mặt bằng chậm; lãng phí thất thoát lớn; chậm đưa vào sử dụng, sản xuất kinh doanh và sự ôm đồm của nhà nước. Trong khi hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của khu vực nhà nước thấp nhất trong 3 nguồn (nhà nước, ngoài nhà nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài).

Tỷ lệ bội chi ngân sách/GDP sau khi đánh giá lại thấp hơn trước khi đánh giá lại. Dù thấp hơn, nhưng bội chi thể hiện hiệu quả đầu tư thấp, trong điều kiện trả nợ lãi và vốn gốc hiện đã ở mức cao, là nguy hiểm.

Dư nợ tín dụng/GDP sau khi đánh giá đã thấp hơn trước khi đánh giá lại, nhưng vẫn còn ở mức trên 100%, cao gấp rưỡi, gấp đôi tỷ lệ của nhiều nước. Đây là một trong những yếu tố tiềm ẩn của nợ xấu, yếu tố trực tiếp của lạm phát và của một số bất ổn vĩ mô khác.

Dương Ngọc

ShareTweet
daututhuonghieu

daututhuonghieu

Bài Kế Tiếp
Cùng NTK Việt Hùng, MC Quỳnh Hoa, CS Quốc Đại, Nhà văn Trà My giản dị tặng Áo dài cho các cô giáo miền Trung

Cùng NTK Việt Hùng, MC Quỳnh Hoa, CS Quốc Đại, Nhà văn Trà My giản dị tặng Áo dài cho các cô giáo miền Trung

Tin liên quan

VinaCapital Foundation (VCF) công bố khởi động giai đoạn 2 của chiến dịch “Hướng về miền Trung”

VinaCapital Foundation (VCF) công bố khởi động giai đoạn 2 của chiến dịch “Hướng về miền Trung”

1 ngày ago
Co.op Smile khai trương cửa hàng thứ 100 áp dụng chương trình khuyến mãi giảm giá hấp dẫn cuối năm 2019

Co.op Smile khai trương cửa hàng thứ 100 áp dụng chương trình khuyến mãi giảm giá hấp dẫn cuối năm 2019

1 năm ago

Tin Xem Nhiều

  • BIBO MART – Hệ thống cửa hàng Mẹ và Bé hàng đầu Việt Nam nhận giải xuất sắc Thái Bình Dương

    BIBO MART – Hệ thống cửa hàng Mẹ và Bé hàng đầu Việt Nam nhận giải xuất sắc Thái Bình Dương

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Mẹ bỉm 9x tự tạo thương hiệu riêng cho mình được nhiều chị em tin tưởng sử dụng

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Thương hiệu vàng chất lượng quốc tế mỹ phẩm D’Moon– Nhãn hiệu độc quyền 2020

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Bộ phim ”Đổi Mặt Thay Tên”: Hà Kiều Anh diễn viên chính ra mắt vào ngày 25/1 năm 2021

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Cuốn sách “Từ Kiến trúc sư thành Bác sĩ tại Hoa Kỳ”Bác sĩ Huỳnh Wynn Trần truyền cảm hứng cho các bạn trẻ đam mê theo đuổi nghề nghiệp

    21 chia sẻ
    Chia sẻ 21 Tweet 0

Kết nối với chúng tôi

Đầu Tư Thương Hiệu

Liên hệ với ban biên tập

Website: daututhuonghieu.net

Chuyên mục

  • Chưa được phân loại
  • Doanh Nghiệp
  • Du Lịch
  • Giáo Dục
  • Kinh doanh-thị trường
  • Người tiêu dùng
  • Nhà đất
  • Sức khỏe làm đẹp
  • Văn hóa-Giải trí
  • Xe và công nghệ

Theo dõi chúng tôi

  • About
  • Advertise
  • Careers

© 2019 Thiết kế website bởi Anzen.vn

No Result
View All Result
  • Kinh doanh-thị trường
  • Doanh Nghiệp
  • Nhà đất
  • Người tiêu dùng
  • Giáo Dục
  • Văn hóa-Giải trí
  • Sức khỏe làm đẹp
  • Du Lịch
  • Xe và công nghệ

© 2019 Thiết kế website bởi Anzen.vn

Login to your account below

Đã quên mật khẩu?

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Đăng nhập

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Đăng nhập