Nỗ lực duy trì dạy và học trực tiếp khi F0 tăng

Bng các bin pháp phòng dch linh hot và tâm thế sn sàng chuyn đi, thích ng, trưng hc ti TP.HCM đang n lc duy trì tt vic dy và hc trc tiếp trong bi cnh các ca F0 trong trưng hc tăng.


Thy và trò luôn chun b tâm thế chuyn đi hình thc hc tp đ phòng chng dch

Điu chnh linh hot

Bước sang tuần thứ 4 dạy học trực tiếp sau Tết, Trường THPT Hiệp Bình (TP.Thủ Đức) đã đủ số lớp đi học trực tiếp. Trước đó, trong tuần thứ 2, một lớp 10 của trường đã phải chuyển sang học trực tuyến.

“Trong từng trường hợp nhà trường xử lý linh hoạt, không dập khuôn, máy móc. Ví dụ, có lớp xuất hiện 4 ca F0 nhưng không trong cùng thời điểm thì lớp vẫn duy trì dạy trực tiếp sau khi đã được đánh giá nguy cơ. Tuy nhiên, có lớp chỉ xuất hiện 1 F0 lại được chuyển sang học trực tuyến vì đánh giá có dấu hiệu phát sinh thêm ca nhiễm do các em chơi chung nhóm với nhau. Và ngay khi lớp chuyển sang học online đã xuất hiện thêm 2 ca nhiễm nữa tại nhà…”, cô Lê Thị Ngọc Anh (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ.

Từ chia sẻ này, hiệu trưởng Lê Thị Ngọc Anh cho rằng, hơn bao giờ hết hiện nay giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giám sát, đánh giá tình hình, khống chế dịch, duy trì việc dạy và học trực tiếp của trường. Trong đó phụ huynh thông tin kịp thời đến nhà trường về các ca nhiễm, từ thông tin ca nghi nhiễm GVCN sẽ khống chế, khoanh vùng các ca F1…

“Về lý thuyết thì những học sinh ngồi cạnh, học sinh trong cùng một nhóm học tập sẽ là F1. Tuy nhiên, thực tế lại thường phát sinh thêm các F1 do các em chơi chung nhóm, chơi thân với nhau hoặc tổ chức vui chơi cùng nhau. Vì thế, GVCN phải làm rất sát, bám rất gần với học sinh, thường xuyên trao đổi mới có thể khu trú đúng và trúng các ca F1…”.

Bằng sự tăng cường giám sát học sinh, cô Lê Thị Ngọc Anh đánh giá, từ tuần thứ 3 học trực tiếp sau Tết, số F0 trong trường không biến động nhiều. Chủ yếu được phát hiện tại nhà do phụ huynh báo và đều được nhà trường xử lý kịp thời.

Sau 2 tuần học trực tiếp, Trường TH Bông Sao (Q.8) có 20/41 lớp chuyển từ trực tiếp sang trực tuyến. Sang tuần thứ 3, các lớp bắt đầu cuốn chiếu trở lại trường học.

“Ban đầu khi chuyển từ lớp học trực tiếp sang trực tuyến, phụ huynh cũng phản ứng vì không có ai trông con, cuộc sống đảo lộn. Tuy nhiên, sau khi được GVCN, nhà trường tuyên truyền, làm sâu công tác tâm lý, phụ huynh đã an tâm đồng hành”, thầy Lê Thành Sơn (Hiệu trưởng nhà trường) bày tỏ.

Về phía giáo viên, thầy Sơn đánh giá thầy cô đã chuẩn bị sẵn tâm lý giảng dạy trong mùa dịch nên thích ứng nhanh với việc chuyển giao lớp học trực tiếp sang trực tuyến. Thời khóa biểu trực tuyến được duy trì theo trực tiếp song có một số điều chỉnh, rút ngắn thời gian học để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, thuận lợi cho giáo viên.

Sn sàng thích ng

Đến thời điểm này, Trường TH Hòa Bình (Q.1) vẫn duy trì được các lớp dạy và học trực tiếp. Dù có xuất hiện các ca F0 song đều được nhà trường khoanh vùng xử lý kịp thời. Chỉ những ca F1 mới ở nhà cách ly, lớp học vẫn duy trì học trực tiếp.

“Thuận lợi của trường là sĩ số học sinh trong một lớp ít, GVCN dễ dàng khoanh vùng, chia nhóm, giám sát học sinh. Đặc biệt, hiện trường vẫn chưa tổ chức ăn bán trú nên cũng phần nào khống chế được dịch bệnh trong trường”, cô Tống Thị Mai Hương (Phó Hiệu trưởng nhà trường) bày tỏ.

Để duy trì thành quả này, cô Hương cho hay trường sẽ tiếp tục tuyên truyền đến phụ huynh, học sinh về công tác phòng dịch, tăng cường các biện pháp phòng dịch. Việc tổ chức bán trú sẽ được điều chỉnh khi đánh giá được tình hình dịch.

Giờ sinh hoạt chủ nhiệm tuần thứ 4 đi học trực tiếp, cô Trần Thị Tuyết (GVCN lớp 10A1, Trường THPT Hiệp Bình) dành nhiều thời gian hướng dẫn lại cho học sinh về quy tắc 5K, đặc biệt nhấn mạnh việc đeo khẩu trang, giãn cách.

“Tuần trước lớp xuất hiện 1 F0 tại nhà, F0 và 4 F1 đã nghỉ học cách ly. Tuần này, 4 học sinh F1 đã đi học lại. Trong bối cảnh F0 tăng, GVCN sẽ nhắc nhở học sinh thường xuyên hơn về công tác phòng dịch, làm công tác tư tưởng để các em không quá hoang mang nhưng cũng không chủ quan. Tại lớp đều có trang bị chai nước xịt khuẩn, cuối giờ học học sinh sẽ tự giác vệ sinh lớp”, cô Tuyết chia sẻ.

Ngoài tăng cường yếu tố phòng dịch, cô Tuyết cho hay, GVCN còn phải trang bị cho học sinh tâm lý rằng trong tình hình dịch hiện nay, lớp học có thể chuyển sang học trực tuyến bất cứ khi nào để các em chuẩn bị tâm lý, không bất ngờ, bị động khi lớp học thay đổi hình thức giảng dạy.

“Khi trở lại trường, các em được vui chơi, tương tác với bạn bè nên rất thích học trực tiếp. Do vậy, khi được tuyên truyền, nhắc nhở, các em đều ra sức giữ gìn. Cùng với GVCN, ban cán sự lớp sẽ tuyền truyền, nhắc nhở học sinh trong lớp các biện pháp phòng dịch. Cạnh đó, từng thành viên trong lớp cũng tự nhắc nhở nhau, thông tin kịp thời đến GVCN tình hình dịch để xử trí kịp thời”, cô Trần Thị Tuyết bày tỏ.


Trưng hc ti TP.HCM n lc thích ng trong bi cnh F0  trưng hc tăng sau Tết

Hiệu trưởng Trường THPT Hiệp Bình Lê Thị Ngọc Anh cho hay, hiện nay trường công khai số điện thoại của y tế trường đến phụ huynh để hỗ trợ phụ huynh giải đáp các băn khoăn khi con là F0, F1.

Với diễn biến dịch vẫn có chiều hướng phức tạp, một mặt trường điều chỉnh các biện pháp phòng dịch theo cấp độ cao hơn, liên hệ chặt chẽ với y tế phường, mặt khác trường liên tục họp GVCN để làm tâm lý cho thầy cô để thầy cô sẵn sàng tâm thế, không hoang mang nhưng cũng không thờ ơ. Hiện nay, song song với các lớp học trực tiếp, trường duy trì nhiều lớp học ảo để đảm bảo kết nối liên tục giữa thầy và trò dù lớp học phải chuyển sang học trực tuyến.

“Bằng nhiều phương pháp, có khi thầy cô phát trực tiếp tiết học trên lớp, có khi giao bài tập, có khi chia sẻ tài liệu lên hệ thống học trực tuyến. Đặc biệt, ở các bộ môn đặc thù về KHTN, giáo viên còn dành thêm thời gian livestream hướng dẫn các nhóm học sinh F0, F1 trong lớp, giúp các em hiểu hơn về bài học. Vì thế, phụ huynh cũng an tâm hơn khi con ở nhà, từ đó phối hợp chặt chẽ hơn với nhà trường, đảm bảo duy trì việc dạy và học trực tiếp của trường…”, cô Lê Thị Ngọc Anh vui mừng nói.

Theo Giaoduc.edu.vn