Tây Bắc: Kinh doanh đặc sản mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền

DNHN – Đặc sản là tên gọi chỉ chung về những sản vật, sản phẩm mang tính đặc đặc thù hoặc có nhiều điểm đặc biệt, riêng có mà xuất xứ từ những vùng, miền, địa phương và tạo nên những nét đặc trưng của một vùng, miền hay một địa phương . Đặc sản là một mặt hàng truyền thống đã có từ rất lâu nhưng chỉ mới thật sự bùng nổ, trở thành xu hướng kinh doanh đột phá trong những năm gần đây.

Tây Bắc cũng giống như mọi miền của tổ quốc, đều có một nét đẹp văn hóa riêng của những dân tộc.

Thịt trâu sấy Lai Châu.(Ảnh: tư liệu)

Không chỉ du khách muốn mua đặc sản mang về để ăn hoặc làm quà tặng, nhiều khách hàng sành ăn tại các thành phố lớn cũng muốn thưởng thức hương vị vùng miền ngay tại nhà mà không cần phải đi du lịch. Do đó, việc kinh doanh đặc sản địa phương là một ý tưởng tuyệt vời cho những cá nhân, doanh nghiệp muốn khởi nghiệp với số vốn ít.

Măng khô Tây Bắc.(Ảnh: tư liệu)

Những năm trở lại đây, Tây Bắc luôn được xem như một biểu tượng của văn hóa “phượt” cũng như “tượng đài” của những món ăn dân dã, bình dị nhưng lại vô cùng tươi mới và bổ dưỡng. 

Đến với Tây Bắc bạn sẽ được thưởng thức những món ăn đặc sản của các dân tộc Thái, Tày, Nùng, Giao, H’Mông…Trong đó có nét đặc trưng về văn hóa ẩm thực có thể nói là nét đẹp đặc trưng nhất của đồng bào dân tộc nơi đây. 

Mỗi dân tộc lại có một món ăn đặc trưng của mình như: Thịt gác bếp, lạp sườn, gạo nếp, chẳm chéo, măng khô, các loại rượu,…

Rượu ngô Bắc Hà, Lào Cai.(Ảnh: tư liệu)

Đây chính là Đặc sản Tây Bắc mà ai ai cũng muốn thưởng thức, muốn khám phá và đây cũng là thị trường đang được nhiều doanh nghiệp, cá nhân hướng tới hiện nay.

Thị trường kinh doanh đặc sản vùng miền đang dần nở rộ và mang lại nhiều hệ quả tích cực nhất định, đặc biệt là các sản phẩm núi rừng Tây Bắc.

Đây sẽ là một lựa chọn của các cá nhân, tổ chức muốn lan tỏa giá trị văn hóa vùng miền cũng như chọn một mặt hàng chủ chốt cho khởi nghiệp.


P.V – Doanhnghiephoinhap